8 lưu ý khi thiết kế phòng bếp hạn chế mắc lỗi
Làm phòng bếp là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự cẩn thận. Dưới đây là 8 lưu ý giúp bạn hạn chế mắc lỗi khi làm phòng bếp:
1. Lên kế hoạch trước:
Trước khi bắt đầu làm phòng bếp, hãy thiết kế kỹ lưỡng và lập kế hoạch công việc. Xác định vị trí của các thiết bị như bếp, lò nướng, tủ lạnh và máy rửa bát để đảm bảo tính tiện ích và sự linh hoạt.
2. Sử dụng vật liệu chất lượng:
Chọn vật liệu như gỗ, đá, kim loại có chất lượng tốt để đảm bảo độ bền và đẹp mắt cho phòng bếp của bạn. Tránh sử dụng vật liệu kém chất lượng để tránh hao mòn sớm và sự cố không mong muốn.
3. Đảm bảo không gian làm việc:
Hãy chắc chắn rằng không gian làm việc của bạn rộng rãi và thoải mái để có thể di chuyển dễ dàng. Hạn chế sự cồng kềnh trong việc sắp xếp các thiết bị và dụng cụ.
4. Đồng bộ màu sắc:
Chọn một bảng màu phù hợp cho phòng bếp, đảm bảo các thành phần như tường, sàn, tủ và các thiết bị khác hài hòa với nhau. Điều này giúp tạo ra một không gian thẩm mỹ và tinh tế.
8 lưu ý khi thiết kế phòng bếp hạn chế mắc lỗi |
5. Không gian lưu trữ:
Tạo ra đủ không gian lưu trữ để giữ cho phòng bếp gọn gàng và sạch sẽ. Sử dụng tủ kệ, ngăn kéo và các giải pháp thông minh khác để tổ chức các dụng cụ nấu ăn và bát đĩa.
6. Ánh sáng tự nhiên và nhân tạo:
Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên một cách tối đa bằng cách cung cấp cửa sổ hoặc cửa kính trong phòng bếp của bạn. Ngoài ra, sử dụng ánh sáng nhân tạo chiếu sáng đủ và phù hợp để tăng tính tiện ích và tạo không gian mở rộng.
7. Lưu ý về an toàn:
Đảm bảo rằng bạn tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi làm việc trong phòng bếp. Đặc biệt, đảm bảo các thiết bị điện và đường ống nước được cài đặt một cách chính xác và an toàn.
8. Lựa chọn thiết bị phù hợp:
Chọn các thiết bị như lò vi sóng, máy rửa bát và máy pha cà phê phù hợp với nhu cầu và không gian của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi mua để đảm bảo tính tiện ích và hiệu quả sử dụng.
Bằng cách tuân thủ những lưu ý này, bạn có thể hạn chế mắc lỗi khi làm phòng bếp và tạo ra một không gian chức năng, thẩm mỹ và an toàn.
Gia chủ nên dự trù ngân sách từng phần, phân bổ công năng, chọn vật liệu phù hợp… để hạn chế mắc lỗi khi thiết kế và thi công phòng bếp.
Nhiều gia chủ dù chi khoản tiền không nhỏ để hoàn thiện căn bếp nhưng vẫn không hài lòng. Việc hoàn thiện gian bếp thường phải kết hợp cùng lúc 5-7 nhà thầu, với nhiều hạng mục thi công khác nhau, sẽ khó tránh khỏi sai sót.
Để giảm bớt những lỗi thường gặp, các gia chủ có thể tham khảo một số lưu ý sau:
Dự trù ngân sách
Giá thành của căn bếp có thể chênh lệch nhau từ vài chục đến vài trăm triệu đồng, phụ thuộc vào vật liệu, kiểu dáng, thiết bị, phụ kiện như: tay nắm, tay nâng, bản lề, ray ngăn kéo... Gia chủ nên cân nhắc và lên dự toán sơ bộ, để xác định mức ngân sách có thể chi trả cho khu vực này, để phân bổ ngân sách hợp lý với từng hạng mục.
Bố trí công năng
Phần việc này cần thực hiện từ khi thiết kế và chuẩn bị thi công điện, nước. Trong đó, gia chủ nên xác định vị trí cho chậu rửa, bếp nấu và tủ lạnh phù hợp với mặt bằng không gian bếp, vì đây là 3 thứ cơ bản quyết định việc sắp xếp các thiết bị còn lại. Khoảng cách cần vừa đủ để tiện thao tác, nhưng không quá sát nhau tránh cảm giác chật chội.
Bếp nấu thường đi kèm với máy hút mùi. Thiết bị này có xòe rộng hơn tủ bếp trên, không nên lắp đặt ở gần lối ra vào để khỏi vướng víu. Nếu nhà đủ rộng nên tính toán lắp đặt thêm đảo bếp hoặc quầy bar, thay vì để khoảng trống.
Đặt ống chờ thoát nước đủ to và ngầm bên dưới cho tủ bếp, tối thiểu là kích thước D9, D110 hoặc cao hơn là D140. Nếu đủ không gian, nên sử dụng ống to để tránh nguy cơ tắc nghẽn do mỡ, dầu ăn tích tụ lâu ngày quanh lõi ống.
Bố trí ổ điện đủ cho các khoang chức năng, để sẵn đầu chờ và ổ cắm cho thiết bị dự định lắp. Cho dù có thể chưa cần dùng tới, nhưng đừng để đến lúc thiếu mới đục tường, tủ gỗ... gây phức tạp và mất mỹ quan. Không bố trí ổ điện tại vị trí cao hơn 75-80 cm tính từ mặt sàn, vì dễ trùng với kết cấu khung tủ bếp dưới. Trên mặt bàn bếp, tại cao độ khoảng 1-1,2 m, nên lắp đặt ổ cắm đôi để tiện phục vụ cho thiết bị di động như: nồi cơm, ấm nước, nồi chiên không dầu...
Nên có hệ thống đèn ngay bên dưới tủ bếp trên, để cung cấp đủ ánh sáng khi nấu nướng. Các loại đèn thông dụng có thể kể đến như: LED dây, LED tuýp, LED thanh, đèn âm trần.
Hạng mục thi công
Thông thường một bộ tủ bếp đầy đủ sẽ gồm các khoang chức năng và thiết bị như sau:
Cơ bản
Chậu rửa, bếp nấu (bếp điện, từ, gas), hút mùi, tủ lạnh, lò vi sóng
Máy lọc nước, lò nướng, máy rửa bát, tủ kệ để đồ.
Khu vực để thiết bị rời như máy xay, máy ép, máy pha café, lò nướng, tủ rượu...
Nâng cao
Mỗi thiết bị đều đa dạng chủng loại, mẫu mã, kích cỡ khác nhau, do đó gia chủ cần nắm thông số kích thước để đảm bảo việc lắp đặt chuẩn xác và ăn khớp với hệ tủ. Về cơ bản, các thiết bị, phụ kiện sẽ phù hợp lắp đặt cho tủ dưới có chiều sâu khoảng 60 cm, chiều cao (gồm cả mặt đá) dao động từ 80-87 cm.
Vật liệu tủ bếp
Tủ bếp dạng thùng, bên trong là inox, bên ngoài là nhôm alumium vân gỗ: Phổ biến ở các vùng quê do chi phí hợp túi tiền.
Tủ bếp gỗ công nghiệp thường được các gia đình trẻ ở chung cư sử dụng, thiên về phong cách hiện đại, có nhiều phân khúc giá từ trung bình đến cao cấp. Lõi bên trong có nhiều lựa chọn như: Gỗ ép MDF, gỗ công nghiệp MFC, nhựa picomat. Lớp phủ bên ngoài gồm: melamine lõi xanh chống ẩm, hoặc veneer nếu muốn giống gỗ tự nhiên. Cao cấp sẽ sử dụng laminate với ưu điểm bề mặt dày, chống xước tốt. Nếu thích sáng bóng và một màu trơn có thể sử dụng nhựa acrylic.
Tủ bếp gỗ tự nhiên có thể phù hợp nhiều phong cách từ hiện đại đến truyền thống. Các loại phổ biến là gỗ xoan ta, tần bì, sồi trắng. Tầm trung là sồi đỏ, xoan đào. Dòng cao cấp có thể kể đến gỗ óc chó, gõ đỏ, gụ.
Loại tủ bếp khung inox, kính cường lực có ưu điểm đẹp, hiện đại, dễ vệ sinh, phù hợp với phong cách hiện đại, chi phí bằng khoảng 2 lần gỗ công nghiệp MDF.
Chọn phụ kiện inox
Các phụ kiện inox thường dùng là giá để dao thớt, giá úp bát, xoong nồi, mâm xoay, giá liên hoàn... Nếu người nấu bếp có chiều cao khiêm tốn, có thể chọn giải pháp lắp giá úp bát nâng hạ, chi phí khoảng 4-6 triệu đồng một bộ.
Mặt đá bàn bếp
Đá granite tự nhiên
Cần chọn loại dày tối thiểu khoảng 1,8 cm và đã qua chống thấm để không bị ngấm nước, ố vàng, xuống màu về sau.
Đá marble
- Ưu điểm: hoa văn đẹp
- Hạn chế: độ cứng không bằng đá granite, không chịu được lực va đập mạnh và có thể bị rạn nứt trong quá trình sử dụng. Cần chọn kỹ, bảo dưỡng thường xuyên, đệm thêm các thanh gỗ bên dưới để tăng độ cứng.
Đá nhân tạo
- Ưu điểm: dẻo, bền, nhiều mẫu mã.
- Hạn chế: giá thành khá cao.
Vật liệu ốp giữa hai hệ tủ trên dưới
Có thể cân nhắc lựa chọn các gợi ý sau:
Gạch - Chi phí hợp lý, đa dạng từ bình dân đến cao cấp. Nên chọn loại gạch có độ bóng cao và dễ lau chùi.
Đá - Có nhiều lựa chọn như: đá marlbe, đá granite, đá nhân tạo...
Kính cường lực - Ưu điểm là dễ lau chùi vệ sinh. Cần lưu ý không khoan vít, treo đồ nặng lên trên.
Vật liệu lót phía sau tủ bếp
Vật liệu lót phía sau tủ phổ biến sẽ dùng tấm nhôm aluminium, dày từ 3-5mm để chống nước. Các màu thường gặp là trắng, vân gỗ.
D.I Design - Nhận concept thiết kế căn hộ miễn phí trị giá 1.500.000đ
Để làm mới không gian sống của bạn và có một môi trường sống đẹp, chúng tôi hiểu rằng việc chọn mẫu thiết kế có thể gây khó khăn cho bạn. Tuy nhiên, với D.I Design, bạn không cần lo lắng về điều đó. Chúng tôi sẽ giúp bạn biến giấc mơ thành hiện thực!
Hãy đăng ký ngay để nhận bản vẽ concept thiết kế miễn phí trị giá 1.500.000 VNĐ từ chúng tôi. Bạn cũng có thể yêu cầu tư vấn miễn phí về thiết kế và thi công nội thất. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi tự tin mang đến sự hài lòng cho bạn.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0932 144 166 hoặc email info.didesign.vn@gmail.com để nhận sự tư vấn từ các kiến trúc sư chuyên nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm hài lòng bạn và biến ý tưởng của bạn thành hiện thực. Cảm ơn bạn đã tin tưởng D.I Design!
Không có nhận xét nào: